Education
- TRƯỜNG HỌC ĐẦU TIÊN CỦA THE ART OF LIVING
- TRƯỜNG HỌC D N TỘC Ở JHARKHAND
- MỘT HY VỌNG MỚI TẠI BỨC TƯỜNG TỬ THẦN
- TRƯỜNG DHARAVI
- NẠN NH N CỦA LAO ĐỘNG TRẺ EM TRỞ THÀNH MỘT NHÀ GIÁO DỤC
Trường học đầu tiên của The Art of Living, ở vùng nông thôn Bengaluru, Ấn Độ
Ved Vignan Maha Vidhya Peeth (VVMVP) là trường học ở nông thôn đầu tiên được thầy Gurudev Sri Sri Ravi Shankar mở ra vào năm 1981. Dự án được bắt đầu khi thầy Gurudev nhìn thấy một số trẻ em địa phương chơi trong khu vực bùn đất gần Trung tâm The Art of Living mà không được đến trường. Một tình nguyện viên địa phương đã được cử đến để chăm sóc trẻ em, dạy các em những bài học cơ bản về vệ sinh và các trò chơi giáo dục, phục vụ các em bữa trưa đủ chất miễn phí. Trường bắt đầu thu hút nhiều học sinh hơn và một mô hình giáo dục chính thức được xây dựng. Ban đầu, cha mẹ các em khá miễn cưỡng và chỉ có trẻ em từ hai ngôi làng đến học. Ngày nay, con số đã tăng theo cấp số nhân.
Priyanka là một học sinh nữ của trường. Em học từ lớp 8 đến lớp 10, đứng đầu trong các kỳ thi chuẩn lớp 10 của trường, sau đó tiếp tục học Cao đẳng ngành Điện & Điện tử và vào làm việc tại Công ty Bengaluru Metro Rail Cooperation. Là người vận hành tàu, em đã lái chuyến tàu điện ngầm đầu tiên của thành phố Bangalore.
“Ở tuổi này, con gái tôi chỉ có thể làm việc trong các trang trại. Chúng tôi không bao giờ dám mơ việc con bé được đi học! Tôi rất vui khi thấy con mình đến trường!”
- Bà Savitri, một phụ huynh có con là thế hệ học sinh đầu tiên tại trường
Trường học dân tộc ở Jharkhand: Đưa giáo dục tới vùng xa
Năm 1999, khi thầy Gurudev yêu cầu Brij Chawla phải làm điều gì đó cho giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số, ông đã từ chức Tổng giám đốc tại Công ty Bhartiya Cutler Hammer để tìm đến các dân tộc thiểu số ở Jharkhand. Ông chọn Ghatsila, dân tộc nằm sâu trong rừng, điều kiện đi lại rất khó khăn. Chawla đã ngoài 70 tuổi và thường đến với những hộp lớn đựng đồng phục, sách hoặc vật dụng khác của trường.
Ngày nay, có 20 trường dân tộc nằm rải rác trên bản đồ Jharkhand. Các trường có cơ sở hạ tầng khang trang, bao gồm phòng đa phương tiện dùng năng lượng mặt trời. Giáo dục ở các trường này bắt đầu bằng ngôn ngữ địa phương: tiếng Mundari và Oraon, và sử dụng ký tự Akiki.
“Con gái tôi, Dukhi, là người đầu tiên trong gia đình tôi được đi học. Những người khác thậm chí không biết đọc hay viết. Chúng tôi rất biết ơn về điều này.”
- Jaba Soren, Jharkhand – Người có con gái đang học tại một trong những trường dân tộc của The Art of Living
MỘT HY VỌNG MỚI TẠI BỨC TƯỜNG TỬ THẦN
Sau khi tham gia Chương trình Đào tạo Lãnh đạo trẻ, vào năm 2003, Hiramati Sinha quyết định mở một Trường Trung học dạy bằng tiếng Anh miễn phí tại "Bức tường tử thần" ở Bhuvaneshwarnagar, Assam, biên giới Ấn Độ-Bangladesh . Cô đã ghé thăm 1.500 gia đình và vận động họ gửi con cái đi học. Dù nhận được phản hồi ít ỏi, Hiramati vẫn bắt đầu trường Sri Sri Gyan Mandir chỉ với 15 học sinh. Giờ đây ngôi trường có gần 600 học sinh. Một số học sinh đến từ các gia đình ngư dân địa phương – những người đã không được đến trường. Một số con em của lực lượng nổi dậy cũng đã học ở đây.
Tháng 12/2015, Hiramati được Học viện Bharath Dalit Sahitya trao tặng Giải thưởng Dr. B.R Ambedkar National Philosopher Award cho việc thành lập ngôi trường này. Cô cũng đã bắt đầu mở các trường học ở Broninglo và Keipleo thuộc quận N.C. Hills, ở Dhargarband thuộc quận Karimgaj và ở Khasiapuji thuộc quận Kasar, một số là các khu vực cực đoan nổi dậy.
Trường Dharavi: Một trung tâm giáo dục ở khu dân nghèo thành thị lớn nhất Châu Á
Sri Sri Vidya Mandir là Trường Trung học dạy bằng tiếng Anh đầu tiên ở Dharavi, khu dân cư nghèo thành thị lới nhất châu Á. Dù phải đối mặt với nhiều thách thức, chẳng hạn như những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn với quá khứ bị lạm dụng, không có đất đai và sự thờ ơ của phụ huynh đối với giáo dục, trường đã phát triển và thành công trong việc đưa giáo dục đến cư dân địa phương. Hơn 400 trẻ em học tại trường Dharavi.
NẠN NHÂN CỦA LAO ĐỘNG TRẺ EM TRỞ THÀNH MỘT NHÀ GIÁO DỤC
Bố của Vinod Chauhan là một thợ may nghiện rượu và mẹ là một người làm nông thời vụ. Vì thói quen của bố, Vinod và anh trai phải làm việc trong một quán trà từ sáng đến nửa đêm, sau đó làm thêm một loạt các công việc lặt vặt - bán diều, bán rau, làm vườn... “Chúng tôi không được khuyến khích để giành thời gian vào việc học. Tôi đã trượt lớp 10 hai lần và thậm chí ở độ tuổi đó tôi vẫn không biết đọc hay viết tiếng Hindi đúng cách”.
Sau khi hoàn thành Chương trình Đào tạo Lãnh đạo trẻ (YLTP), Vinod tràn đầy hứng thú học tập, kết thúc lớp 10 và tiếp tục hoàn thành bằng đại học ngành Thương mại. “Sự trưởng thành trong cuộc sống cá nhân đã giúp tôi ngày càng tự tin hơn và quyết tâm mang giáo dục đến với trẻ em các cộng đồng nghèo khó hơn. Tôi muốn giúp đỡ những đứa trẻ khác để chúng không phải trải qua những chuyện như tôi. Ước mơ của tôi là nhìn thấy mọi đứa trẻ được học tập và thấy chúng phát triển thành người tự lập”. Ngày nay, anh điều hành một trường học miễn phí cho hơn 250 học sinh ở các vùng dân cư nghèo ở Dhar, Madhya Pradesh.